Ai là người nắm giữ sức mạnh của một bộ phim quảng cáo?
Không hẳn là đạo diễn hay producer, chính bộ phận sáng tạo mới là người nắm giữ sức mạnh quan trọng trong quá trình tạo ra một bộ phim quảng cáo. (more…)
- Published in Tin tức - hoạt động
Sáng tạo Phim quảng cáo – Sai một li đi nhiều tỉ
Có lẽ, trong các thể loại phim ảnh không có loại phim nào “đốt” tiền nhiều như phim quảng cáo truyền hình. Một TVC có thời lượng 30 giây chỉ quay trong 2, 3 ngày nhưng chi phí có khi lên tới vài tỉ đồng, thậm chí lên đến mười mấy tỷ đồng, đôi khi còn lớn chi phí sản xuất một phim truyện chiếu rạp.
Thật không dễ dàng
Có lẽ, trong các thể loại phim ảnh không có loại phim nào “đốt” tiền nhiều như phim quảng cáo truyền hình. Một TVC có thời lượng 30 giây chỉ quay trong 2, 3 ngày nhưng chi phí có khi lên tới vài tỉ đồng, thậm chí lên đến mười mấy tỷ đồng, đôi khi còn lớn chi phí sản xuất một phim truyện chiếu rạp. Song hành với nó là chi phí phát sóng trên truyền hình có lúc lên tới mấy chục tỉ đồng. Bởi vậy, nếu phim quảng cáo không hiệu quả, một số tiền khổng lồ sẽ “đội nón ra đi”, lãng phí cả thời gian bỏ ra. Nếu chậm chân bỏ lỡ cơ hội, ví dụ như phim quảng cáo nước giải khát không phát sóng kịp trong mùa hè này sẽ phải chờ đến tận mùa hè năm sau, tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh “ra đòn” trước. Chưa kể đến thương hiệu, hình ảnh sản phẩm cũng dễ bị ảnh hưởng xấu bởi bộ phim quảng cáo không thành công.
Bài học nhãn tiền từ các nhãn hàng từng bị người tiêu dùng “ném đá” khi phát sóng phim quảng cáo làm ẩu, cẩu thả đã có rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn không ít doanh nghiệp coi nhẹ việc đầu tư kinh phí lẫn thời gian, chất xám cho một bộ phim quảng cáo chất lượng. Bởi thế, người tiêu dùng vẫn phải nhăn mặt khi xem những TVC đọc oang oang như thông báo, những kịch bản giống nhau như một, những ý tưởng chỉ cần xem hình ảnh đầu đã biết trước những cảnh tiếp theo…Phim quảng cáo không thu hút người xem, coi như nó đã thất bại một nửa. Một phần cũng vì đối với các doanh nghiệp, sân chơi truyền thông còn quá rộng sức cạnh tranh trực tiếp không nhiều, nên các TVC như vậy vẫn được các doanh nghiệp sử dụng. Trong khi đó, ở nhiều nước tiên tiến những phim quảng cáo có chất lượng kém như vậy ít có cơ hội lên truyền hình.
“Thời nay, nền kinh tế hình ảnh, ảnh hưởng khá nhiều, vì thế hình ảnh quảng cáo giống như sứ giả của thương hiệu. Nếu có sự đầu tư và nghiêm túc sáng tạo để sứ giả đó có một hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng thì vị thế của thương hiệu cũng được khẳng định. Nhưng nếu không đầu tư, đưa đến cho người tiêu dùng một hình ảnh sứ giả thương hiệu lôi thôi, cẩu thả thì dù sản phẩm tốt cũng khó tạo được niềm tin trên thị trường. Chúng ta không thể đến từng nhà giải thích với từng người rằng tuy hình ảnh của chúng tôi chưa đẹp, chưa sang nhưng sản phẩm của chúng tôi rất tốt. Bởi vậy, trân trọng hình ảnh của mình khi truyền thông đến đại chúng là điều các doanh nghiệp luôn cần phải coi trọng”, Đạo diễn Lương Đình Dũng – Giám đốc sáng tạo tại Tứ Vân Media chia sẻ.
Nói về phim quảng cáo, anh Dũng cho rằng điều kiện làm phim Việt Nam hoàn toàn có thể làm được những sản phẩm có chất lượng cao. Bản thân công ty Tứ Vân Media đã có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và sản xuất phim quảng cáo với hơn 300 phim các loại, có nhiều kinh nghiệm làm phim với nhiều đối tác trong nước và quốc tế nên hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu cao nhất của doanh nghiệp.
Cái “giá” của sự sáng tạo
Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng cho biết chi phí sản xuất một phim quảng cáo tại Việt Nam có thể dao động từ 50 triệu đồng tới 3-4 tỷ đồng, có phim lên đến hơn chục tỷ đồng. Mỗi TVC chỉ dài khoảng 30 giây, tốc độ thực hiện nhanh nhất là trên dưới 40 ngày, hoặc 2-3 tháng với những bộ phim yêu cầu phức tạp. Mỗi ý tưởng trước khi sản xuất thành phim sẽ được trình bày, thuyết trình có lúc lên tới độ dài 50-70 trang.
Bỏ ra một khoản tiền và thời gian không nhỏ, nên nếu không thực sự có dày dạn kinh nghiệm, nhà sản xuất phim rất khó thuyết phục doanh nghiệp chịu đầu tư. Để có một bộ phim hiệu quả, ý tưởng hay chưa đủ, còn cần truyền tải thông điệp rõ ràng, thuyết phục. Một ý tưởng rắc rối sẽ khiến người xem bị “tung hỏa mù”, không nhận ra điều mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Hoặc đôi khi, một ý tưởng quá tham thông điệp cũng sẽ khiến người tiêu dùng không biết đâu là thông điệp chính, đâu là thông điệp phụ, TVC tốt nó giống như một “Mũi tên xiên suốt “ quan trọng đi trong chiến dịch truyền thông để nhận diện thương hiệu, nâng cao hình ảnh, khuyến khích sự sống động từ mọi giác quan của người tiêu dùng ,chứ không phải là TVC đọc thông tin chỉ để bán hàng thông thường.
Vì thế không phải ai cũng đủ khả năng và đủ niềm tin để cho nhà đầu tư chấp nhận viết một kịch bản 30 giây có chi phí lớn như vậy. Những người copywriter này phải thật sự xuất sắc, sáng tạo và đầy kinh nghiệm, có khả năng phân tích đến tận cùng của rất nhiều khía cạnh thì mới đủ khả năng thuyết phục được nhà đầu tư bỏ tiền ra.
Đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ: Một copwriter phải có nhiều kinh nghiệm cọ sát chứ không chỉ ngồi nghe lý thuyết được, thông thường một copywriter phải mất 3-4 năm làm việc trong môi trường có nhiều việc và có cơ hội cọ sát vài trăm khách hàng mới bắt đầu chín. Để có một phim quảng cáo thành công, ngoài yếu tố một ý tưởng tốt ban đầu, vai trò của copywriter vô cùng quan trọng trong suốt quá trình thực hiện phim. Họ phải giám sát và để phản biện từ hình ảnh, ánh sáng, nội dung, diễn xuất, mầu sắc…trong suốt quá trình sản xuất, cùng đạo diễn sáng tạo ý tưởng ấy một lần nữa. Để trở thành một Copywriter thực sự không hề dễ dàng chút nào Tuy nhiên, không ít khách hàng coi việc trả tiền ý tưởng là khâu rẻ nhất trong công đoạn sản xuất TVC quảng cáo.
Theo đạo diễn Lương Đình Dũng, khó có chuyện đắt hay rẻ trong lĩnh vực sản xuất phim, mà chỉ có chi phí hợp lý với chất lượng phim. Nếu chi phí thấp, nhà sản xuất chỉ có thể sử dụng những thiết bị quay kinh phí thấp, dẫn đến chất lượng hình ảnh không cao, xử lý hậu kỳ không mượt mà. Những thiết bị quay phim cao cấp hiện nay chi phí có khi lên đến hàng trăm triệu đồng một ngày, vì thế không thể có chuyện bỏ ra kinh phí thấp mà mong nhận được một TVC có chất lượng cao. Công nghệ điện ảnh thế giới đã được trang bị những thiết bị, công nghệ tối ưu để đáp ứng mọi yêu cầu của sáng tạo. Bởi vậy, vấn đề lớn nhất chỉ là các doanh nghiệp có chịu đầu tư để có được những TVC thu hút và hiệu quả hay không.
Thiết nghĩ trong thời buổi cạnh tranh, doanh nghiệp cần nhận thức đúng giá trị trong việc quảng bá sản phẩm, để thương hiệu phát triển tốt hơn.
Nguồn: Dantri.com
- Published in Tin tức - hoạt động